Bạn có quen không?

Bạn có quen không?

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

THÔNG BÁO THU CHI THÁNG 11/2011 (09 - TÂN MÃO)

1-/ ĐỔI SỐ TK TIẾT KIỆM TRUYỀN THỐNG
Số TK cũ: 97945019
Số TK mới: 11376256
* Ngày 31/08/2011 (03/08/Tân Mão):
THU: 2.153.467đ             LÝ DO: tiền lãi tiết kiệm kỳ 1 (đáo hạn 6 tháng)
2-/ THÔNG BÁO TIỀN QUỸ
* Ngày 31/08/2011 (03/08/Tân Mão):
THU: 629.983đ        LÝ DO: tiền lãi tiết kiệm kỳ 2 (đáo hạn 3 tháng)
TỔNG KẾT BÁO CÁO THU CHI (tạm thời)
*TIỀN TRUYỀN THỐNG:
Đầu kỳ:        27.100.000đ
Thu:             2.153.467đ
Tổng cộng:  29.253.467đ
*TIỀN NIÊN LIỄM:
Đầu kỳ:        23.960.000đ
Thu:              1.444.205đ
Chi:               6.333.000đ
Tổng cộng:  19.071.000đ(tính chẵn)
*GHI CHÚ:
1-Tiền niên liễm gởi tiết kiệm: 17.000.000đ (đáo hạn 3 tháng)
   Tiền lãi tiết kiệm niên liễm đợt 1:    606.222đ
                                           đợt 2:   629.983đ
                                          TC:     1.238.205đ (tính chẵn)
2- Tiền truyền thống gởi tiét kiệm: 27.100.000đ (đáo hạn 6 tháng)
     Tiền lãi tiết kiệm đợt 1:           2.153.467đ
3- Lý do đổi sổ TK truyền thống: đáo hạn lại 3 tháng

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

A Di Đà Phật!

A Di Đà Phật! Kính chúc chư huynh đệ khóa VI đã trúng tuyển vào Học Viện, chúc chư huynh đệ ngày khai giảng (05/09/2011) thật an lành!

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

THÔNG BÁO THU CHI tháng 05 năm 2011

THU: -  Ngày 09/04/Tân Mão (11/05/2011) 6000đ.
          Lý do: tiền lãi thẻ ATM.
         -  Ngày 29/04/Tân Mão (31/05/2011) 608.222đ.
          Lý do: tiền lãi tài khoản niên liễm (3 tháng)
CHI: - Ngày 15/05/Tân Mão (16/06/2011) 1.000.000đ.
          Lý do: phúng điếu Sư phụ của thầy Phước Tiến, Phước Tín, Phước Đức, Phước Minh.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

THÔNG BÁO KHẨN!

A Di Đà Phật!

KÍNH BÁO ĐẾN CHƯ HUYNH ĐỆ, THẦY BỔN SƯ CỦA PHƯỚC TIẾN, PHƯỚC TÍN, PHƯỚC ĐỨC ĐÃ VIÊN TỊCH NGÀY 13/05/TÂN MÃO (14/06/2011). KÍNH MONG CHƯ HUYNH DỆ HÃY GỌI ĐIỆN CHIA BUỒN, ĐỂ THỂ HIỆN TINH THẦN PHÁP LỮ. 

XIN HÃY ĐỒNG CẦU NGUYỆN CHO GIÁC LINH THẦY BỔN SƯ CỦA PHƯỚC TIẾN LÀ : THƯỢNG TỌA THÍCH ĐỊNH QUANG, THẾ DANH ĐOÀN HỮU PHÚC, TRỤ THẾ 57  TUỔI. VIÊN TỊCH NGÀY 13/05/TÂN MÃO.

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Học Để Làm Gì?_HT. CHƠN TỊNH

HỌC ĐỂ LÀM GÌ …?

Trải qua non nửa thế kỷ trong cuộc sống của kẻ neo đơn, tôi rất bâng khuâng suy nghĩ rằng: học cái gì và học để làm gì? Nó cứ đập mãi trong đầu của tôi. Chúng ta đâu cần chạy theo xã hội để tìm cuộc sống thỏa mãn vật chất, bởi vì bộ mặt xã hội thì cứ thay đổi mãi trong khi đó cái đau khổ vẫn u uất trong người. Chúng ta sinh ra đời là do động cơ của nghiệp lực, quá khứ đã tạo nghiệp nên cứ trôi lăn mãi theo vòng quay của luân hồi, vay rồi trả trả rồi vay… Như vậy dù có địa vị nghề nghiệp ở thế gian cũng không ngoài do sự tác động của ái dục. Ta là chủ nhân của nghiệp cũng là người thừa kế di sản của nghiệp. Chúng ta phải sáng suốt thông hiểu về giáo lý Phật Đà: tu là chuyển nghiệp. Vì nghiệp là nhân tố tác động nên sự sống, ở đây có hai vấn để nhận định là: sống có ý nghĩa và sống vô nghĩa. Nếu chúng ta hiểu nhầm lẫn về cái vô nghĩa của sự sống thì lại đâm ra liều lĩnh, đập phá tất cả và chúng ta sẽ trở thành con người quỷ quái nhất, u mê nhất. Rồi trở lại thù oán mọi người trách cứ cho số phận của mình. Chúng ta hãy lắng nghe bài tụng văn thứ III và thứ IV trong phẩm Song Yếu của Kinh Pháp Cú như sau:
Trả thù báo oán không dẫn đến an lạc (Retaliation does not lead to peace ).
III.     Akkocchi mam , avadhi mam
Ajini mam  ahāsi me
Ye tam  upanay hanti
Vera  tesa na sammati
Dịch: Nó mắng tôi , đánh tôi                      彼罵我打我                 
Nó thắng tôi cướp tôi                        敗我劫奪我
Ai ôm hiềm hận ấy                            若人懷此念
Hận thù không thể nguôi                   怨恨不能息
(He abused me, he beat me, he defeated me, he robbed, in those who harbour (ôm-ấp) such thoughts hatred is not appeased.)


IV.     Akkocchi ma avadhi ma
Ajini ma  ahāsi me
Ye ta na upanay hanti
Vera tesūpasammati
Dịch: Nó mắng tôi , đánh tôi                      彼罵我打我                 
Nó thắng tôi cướp tôi                        敗我劫奪我
Không ôm hiềm hận ấy                     若人捨此念
Hận thù được tự nguôi                      怨恨自平息
(He abused me, he beat me, he defeated me, he robbed me, in those who do not harbour such thoughts hatred is appeased.)
Hai bài kệ trên nêu rõ vấn đề hiềm hận và hận thù là đi ngược với giáo lý Đạo Phật. Chúng ta nên phát khởi tình thương vì thân phận của con nghười hay loài vật đều đang đau khổ ray rức, sống trong mịt mù khổ đau không lối thoát. Chúng ta phải phát khởi Đại Bi Tâm và tấm lòng nhẫn nại để thấy vạn sự đều trống rỗng như hư không. Vì tâm hồn chúng ta dày đặc phiền não nên khởi lên mê hoặc chấp trước và nung nấu trong đau khổ. Thi sĩ Nguyễn Gia Thiều đã nói:
Lò cừ nung nấu sự đời
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương
Chúng ta hãy thức tỉnh và tư duy lời dạy trong kinh Pháp Hoa ở phẩm Phương Tiện có đoạn nói như sau: “Vào nhà Như Lai phát khởi Bi tâm, ngồi tòa Như Lai quán Pháp không, khoác áo Như Lai khởi tâm nhẫn-nhục…”. Khởi được Bi tâm và tâm Nhẫn nhục là do quán Pháp không, nếu quán Pháp không thì chúng ta đã đi vào một trong nhiều pháp ấn quan trọng của Phật Giáo. Khoác áo Như Lai phải nhẫn nhục, nhẫn cái trái tai gai mắt của thế giới ngũ thú tạp cư.  Chúng ta đang sống trong cộng đồng loài người, sự thật là một sự sống chung phức tạp do ái dục nhiều đời, nên cốt cách của một người từ quá khứ đến hiện tại rất không giống nhau, mặt khác do sự lây nhiễm hiện tại nên con người đâu phải là con người đúng với bản chất của họ, bản chất ấy là biết Tàm Quý mà sửa sai.
Đầu đề là: Học để làm gì? Ai cũng có thể tự trả lời rằng: học để biết! Nhưng có hiểu rằng học để biết mà là biết cái gì? Thế giới bao la có biết bao nhiêu chuyện để ta biết, nhưng kiếp sống con người có hạn cuộc mong manh vô-thường, vậy thì cái biết nó cũng sẽ bị hạn chế vô cùng. Thế mà ở chúng ta cái gì cũng muốn biết, như vậy thì nguy lắm rồi. Nếu cái biết ấy lợi ích là biết giống nòi, biết tổ tiên, để bảo vệ nhân cách của con người đúng với phẩm chất của nó. Như tổ tiên ta có câu:
“Học đi cho biết em ơi,
Biết đây biết đó biết người biết ta.
Học cho biết nước biết nhà,
Đâu là bờ cõi đâu là non sông.
Em ơi học lấy ghi lòng,
Ta là con cháu Lạc Hồng vẻ vang.”
Cho nên phải nhận định thật đúng đắn là chúng ta chỉ biết những gì cần biết, những điều đó sẽ hỗ trợ chúng ta giải quyết kiếp nhân sinh hiện tại. Thí dụ: chúng ta là nhà tu hành mà biết quá nhiều việc phức tạp, nó không phải là nhu cầu cho mình và cho lợi ích chúng sanh. Cái cần biết là làm thế nào để thoát ly đau khổ trong biển luân hồi (Samsara). Cái tính chất của đau khổ là sự bất an, sợ hãi, đau đớn, ưu sầu và cuối cùng là khát vọng. Đó chính là nghiệp dẫn đời ta để chui vào nơi nào mà nghiệp quả đã thuần thục. Truyện Kiều đã có đoạn mô tả:
“Vậy nên những chốn thong dong
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng
Ma đưa lối quỷ dẫn đường
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”
Nếu rõ ràng đoạn đường đã mù mịt mà lại càng mịt mù nữa thì làm sao ta có được hạnh phúc vĩnh cửu đây. Muốn thoát ly cõi hiểm nguy đầy dẫy sự khổ đau thì chúng ta phải thực sự tỉnh thức và hiểu rõ ràng về giáo lý Phật pháp, chớ liều lĩnh mà phí cả cuộc đời. Nếu chúng ta ở trong chốn thanh tịnh mà lại luôn quấy động và lại còn gieo rắc sự ô nhiễm (tư tưởng, cách sống) cho người khác nữa, thì chúng ta nghĩ sao? Chúng ta là thầy tu mà lại chỉ biết việc kinh doanh, bói toán, đam mê bóng đá, giải trí không lành mạnh v.v… thì thật là nguy hiểm. Nghĩ cũng nên tỉnh táo mà nhận định, gần đây xuất hiện một số từ có tính chất khoa bảng, địa vị trong nhà Thiền, như là những thứ hàng hóa trôi nổi, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không có xuất xứ, không được kiểm chứng rõ ràng. Những cái tên ấy được gọi là: Đại đức Tiến sĩ,Thượng tọa Thạc sĩ – Giáo sư, Hòa thượng Tiến sĩ… rõ ràng là cách chánh pháp quá xa nên nhà Thiền nảy sinh bằng cấp địa vị quá nhiều. Quả thật là món hàng mà đa số người tu Phật ít ai tán thưởng, bởi lẽ nó là quái thai của thời đại, nếu không nói là cỏ rác cần dẹp bỏ. Các hành giả chân chánh muốn nghe có một nhân vật đắc đạo. Ít ra nhân vật ấy đã đoạn được 88 kiến hoặc và 81 tư hoặc, những việc cần làm đã làm xong, gánh nặng không còn đè nặng hành giả. Ví như câu nói cổ nhân miêu tả: “thử sanh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác giai biện, bất thọ hậu hữu” (此生已盡,梵行已立,所作皆辦,不受後有). Tạm dịch:  cái phiền não này  phải chấm hết, cần tu tập pháp môn giải thoát, đích hướng phải an vui Niết – Bàn, gánh nặng phiền não đã vứt sạch. Những ai tu tập Phật pháp đều thích muốn nghe thấy những nhân vật thật sự đã gắn liền với nhân cách hành đạo trên. Ở một cộng động nào có được một nhân vật có đủ phẩm chất trên, là cộng động ấy rất an ổn, rất hạnh phúc. Giờ đây chúng ta có được gì là hạnh phúc an vui đâu. Toàn là những tâm hồn hướng ngoại, tìm cầu vật chất, đầy ắp sự tưởng tượng, cảm thọ quá nhiều do giác quan đem lại. Đó chỉ là sự sung sướng giả tạo trong một đời nhưng phải trả nợ tín thí đàn na hàng vạn kiếp. Ấy mà, trong tập thể tu sĩ chúng ta được mấy người tỉnh thức để nhìn trực diện các vấn đề đó qua giáo lý và bằng giác quan trí tuệ. Ở đất nước vào thời kỳ dựng nước và giữ nước của các triều đại: Đinh, Lê, Lý, Trần. Có được hai dòng thiền phái trên đà phát triển rất mạnh đó là Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Tinivaruci) và Thiền phái Vô Ngôn Thông. Vị tổ đầu tiên của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi người Việt Nam đó là Pháp Hiền thiền sư. Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi sau khi đắc ngộ tâm truyền từ Thiền phái của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, ngài đã đến đất Giao-Châu (Việt Nam) gặp một cậu bé, ngài hỏi: Chú tên gì? Cậu bé nói: Hòa thượng tên gì? Ngài hỏi: Chú không có tên sao? Cậu bé đáp: Có tên, đố Hòa thượng biết. Khi ấy Ngài trừng mắt nhìn thẳng vào cậu bé hét một tiếng: Biết để làm gì? Thế là tầm nhìn hạn hẹp của cậu bé mở toan ngay tức khắc, cậu quỳ lạy Ngài. Vì đắc ngộ trực tiếp ý chỉ Thiền tông nên có tên là Pháp Hiền và về sau chính là Thiền Sư Pháp Hiền, sơ tổ Thiền tông Việt Nam thuộc thiền phái Tinivaruci (Tỳ Ni Đa Lưu Chi). Bấy giờ Ngài liền vào thất ở vùng núi Tiên Du Bắc bộ Việt Nam suốt bảy năm, khi mãn thất thiền sư mở Thiền-đường chùa Pháp Vân hướng dẫn đồ chúng tu tập, đồ chúng càng ngày càng đông và biến thành Thiền phái thịnh hành suốt ba thế kỷ. Cho đến thời Thiền sư Vạn Hạnh, là một vị Thiền sư có phong cách cao siêu và  có rất nhiều đóng góp trong đại cuộc giữ nước và dựng nước. Ngài nói lên tính chất tồn vong suy thịnh của một đất nước nhưng vẫn là một bản sắc văn hóa độc lập, giữ vững bờ cõi mà trong đó vận dụng giáo lý nhà Phật làm chủ đạo. Song song với hướng đi của các triều đại Lý, Trần (suốt ba thế kỷ), đến thời điểm hiện tại kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, chúng ta nhắc lại tụng văn truy tán của vua Trần Nhân Tông nói về công lao vĩ đại của Thiền Sư Vạn Hạnh được cảm niệm qua bốn vầng thơ:
Vạn hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm ky
Hương quan danh cổ pháp
Trụ tích trấn vương kỳ
          Học giả Lê Văn Siêu dịch:
                             Thiền sư học rộng bao la
                             Giữ mình hợp phép sấm ra ngoài lời
                             Hương quan cổ pháp danh ngời
                             Tháp bia đứng vững muôn đời đế đô
Câu đầu tiên diễn đạt Thiền sư tầm nhìn học vấn cao thâm của tam giáo đồng nguyên ( Khổng, Phật, Lão). Khổng học, Lão học là nền triết lý cao cấp tại đất nước Trung Hoa vĩ đại sát cánh Việt Nam mà sức mạnh đe dọa trên mảnh đất Giao Châu. Nền triết lý thứ hai có gốc từ Ấn Độ, có nguồn gốc tư tưởng hài hòa phong phú, đang chế ngự trên toàn lãnh thổ Trung Hoa. Nền học thuật của Phật giáo vừa sâu, vừa rộng, có khả năng dung hòa của hai nên học thuật vừa nhập thế (Khổng giáo), vừa xuất thế (Lão giáo) có phần mâu thuẫn chỏi nhau và đi đến chỗ bế tắc. Triết lý học thuật Phật giáo đem lại nguồn vui cho các triều đại ở đất nước Trung Hoa (Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh…). Thời đại của Thiền sư Vạn Hạnh ở  nước ta là đời nhà Tống bên Trung Hoa lúc bấy giờ, giao lưu của hai mảnh đất khi chiến khi hòa. Ở triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… Thiền sư quán chiếu nắm bắt được vận mệnh hồi sinh của đất nước hầu cứu sinh độ thế. Câu thứ 3 là nói nơi quê quán mảnh đất linh thiêng đã un đúc một con người vĩ đại. Câu thứ 4 là nói lên thành tích Thiền sư khai sáng triều Lý và sự nghiệp dời đô về Thăng Long. Nay đã ngót 1000 năm con cháu ở thế hệ chúng ta trong nước lẫn ngoài nước ngưỡng mộ biết ơn công đức của Thiền sư. Ngài đã giáo dục một con người trụ cột như vị vua đầu triều đại nhà Lý, và khai sơn mảnh đất rồng bay, thật sự 1000 năm còn nhớ mãi.Ta lắng lòng nghe học giả Lê Văn Siêu ca ngợi công lao, nhìn về quá khứ 1000 năm trước không có ai như Thiền sư, ngó về tương lai 1000 năm cũng không thể có ai công đức cứu độ như Thiền sư. Thế hệ hậu học của chúng ta rất sung sướng noi gương của bậc tiền nhân đã dày công vun bồi ý thức giữ nước và dựng nước qua tinh thần giáo lý Vô Ngã của đạo Phật. Một bậc đạo đức cao siêu như Thiền sư Vạn Hạnh, yếu lý của sự học hiểu là để tu bồi bản thân khởi bi tâm lập đại nguyện vì chúng sanh mà ta nhập thế cứu đời. Không muốn ai phải dập đầu ca ngợi thần thánh hóa, cứ ngày ngày đánh bóng tô vẽ màu sắc đạo đức nhân vật mà ít ai thèm để ý, chỉ có một số ít người vì danh vì lợi đam mê quyền lực e ấp từ đầu muốn làm như vậy. Trước khi rời bỏ thế gian này để về Niết-bàn vĩnh cửu, Thiền sư lưu lại tụng văn:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô                 身如電影有還無        
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô                  萬木春榮秋又枯
Nhậm vận thạnh suy vô bố úy           任運盛衰無怖畏
Thạnh suy như lộ thảo đầu phô.       盛衰如露草頭鋪

Dịch:
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Sá chi suy thạnh việc đời
Thạnh suy như giọt sương rơi đầu cành.
Tóm lại, học để làm gì? Học để biết, biết rằng con đường giác ngộ tự tâm, khi được giác ngộ rồi thì không còn say mê dục vọng, phải chuyển đổi tự tâm và cách sống cho phù hợp chân lý. Đạo Phật nói đến chân lý là phải có pháp ấn của chân lý. Tu theo Tiểu Thừa nương vào pháp ấn: khổ, không, vô thường, vô ngã; Tu theo Đại Thừa nương vào pháp ấn: không, vô tướng, vô tác; Tu theo học thuyết Trung đạo nương vào pháp ấn: không, giả, trung. Ai muốn tu phải tìm hiểu học hỏi pháp ấn ấy tường tận. Tôi mong mỏi Tăng Ni sinh phải thức tỉnh mà học hỏi cung cách phục vụ đúng lý tưởng đúng chân lý. Của cải quý nhất của chúng ta là: Thời gian, sức khỏe, trí tuệ. Chớ phung phí ba thứ của báu ấy, lỡ một chuyến đi là vạn kiếp luân hồi ân hận. Dầu có ân hận thì mọi sự đã quá muộn rồi. Các bạn ơi! Hãy cùng với “ông lão làm vườn” này, trở về chăm sóc vườn hoa thanh-tịnh tự tâm. Hãy tìm lại của cải quý giá nhất, sâu thẳm nhất , đó là: An lạc, Giải thoát, Niết bàn. Phải trầm tư phản tỉnh qua nhiều tháng năm không ngừng nghỉ, hãy bất động trước huyễn cảnh của cuộc đời, cứ như vậy mà thực hành là hạnh phúc!

Cảm Niệm Hòa Thượng THÍCH ĐỒNG HUY_GS. HỒNG SƠN

CẢM NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỒNG HUY VIÊN TỊCH
同體如來性
輝光達三乘
萬般都一體
行悟阿彌陀
噫!叢林石住傾向西垂
Dịch âm:     Đồng thể Như Lai tánh
                   Huy quang đạt tam thừa
                   Vạn ban đô nhứt thể
                   Hạnh ngộ A Di Đà
                   Y! Tòng lâm thạch trụ khuynh hướng Tây thùy.
Dịch nghĩa: Như Lai cùng một thể
                   Tam thừa rạng sáng ngời
                   Thể tánh không sai khác
                   Lạc bang rộng mở vào
                   Ôi! Thạch trụ tòng lâm đã nghiêng về Tây cảnh.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

THÔNG BÁO THU CHI tháng 04 năm 2011

Ngày 06/04/2011 (04/03 Tân Mão)
CHI: 1.000.000 đồng
Lý do: Phúng điếu Thầy Bổn sư của Tăng sinh Nguyên Minh B chùa An Lạc.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

THÔNG BÁO KHẨN!

A DI ĐÀ PHẬT! KÍNH BÁO ĐẾN CHƯ HUYNH ĐỆ, MẸ THẦY CHƠN NGUYỆN (A) VỪA MẤT NGÀY MÙNG 02 THÁNG 03 ÂL. CHƯ HUYNH ĐỆ HÃY GỌI ĐIỆN CHIA BUỒN VỚI THẦY CHƠN NGUYỆN QUA SỐ ĐT. 0902548494. CHÂN THÀNH CẢM NIỆM CHƯ HUYNH ĐỆ. BLL, KÍNH BÁO!

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

DANH SÁCH TĂNG NI ĐÓNG TIỀN TRUYỀN THỐNG VÀ NIÊN LIỄM (năm 2011)

DANH SÁCH TĂNG NI ĐÓNG TIN TRUYN THNG VÀ NIÊN LIM (năm 2011)
LỚP TRUNG CẤP KHÓA IV - ĐẠI TÒNG LÂM
STT
PHÁP DANH
TRUYỀN THỐNG
NIÊN LIỄM
STT
PHÁP DANH
TRUYỀN THỐNG
NIÊN LIỄM
1
Pháp Định
x
x
1
Viên An
x
x
2
Nhuận Đức
x
x
2
Huệ Bảo
x
x
3
Tâm Giải
x
x
3
Liên Cẩn
x
x
4
Vạn Hiển
x
x
4
Liên Cơ
x
x
5
Minh Hòa
x
x
5
Tuệ Chánh
x
x
6
Minh Hoàng
x
x
6
Huệ Châu
x
x
7
Thanh Hùng
x
x
7
Chơn Chính
x
x
8
Thiện Lập
x
x
8
Liên Dung
x
x
9
Quảng Lạc
x
x
9
Chơn Duyên
x
x
10
Vạn Minh
x
x
10
Hạnh Thiện
x
x
11
Trí Nghiêm
x
x
11
Huệ Tịnh B
x
x
12
Huệ Nghiêm
x
x
12
Huệ Vân
x
x
13
Tánh Nghĩa
x
x
13
Liên Hân
x
x
14
Chơn Nguyện B
x
x
14
Như Thông
x
x
15
Nhuận Nhiên
x
x
15
Liên Nguyện A
x
x
16
Thiện Phước
x
x
16
Trung Như
x
x
17
Khai Pháp
x
x
17
Tâm Thanh
x
x
18
Quảng Phước
x
x
18
Viên Tuyền
x
x
19
Thiện Tâm
x
x
19
Liên Nguyện B
x
x
20
Nhuận Tánh
x
x
20
Nhuận Hậu
x
x
21
Nhật Thành
x
x
21
Phước Định
x
x
22
Đức Thuận
x
x
22
Nhuận Đại
x
x
23
Tánh Thuật
x
x
23
Chơn Nhuận
x
x
24
Phước Tiến
x
x
24
Liên Lành
x
x
25
Minh Tịnh
x
x
25
Huệ Huấn
x
x
26
Thiện Toàn
x
x
26
Huệ Nghiêm
x
x
27
Nhuận Tri
x
x
27
Khánh Nghĩa
x
x
28
Đức Thành
x
x
28
Đồng Hảo
x
x
29
Quảng Huệ
x
x
29
Chơn vân
x
x
30
Đức Huy
x
x
30
Huệ Ngân
x
x
31
Nhuận Huy
x
x
31
Huệ Hương
x
x
32
Nhật Hảo
x
x
32
Tâm Hiền
x
x
33
Nguyên Quý
x
x
33
Huệ Pháp A
x
x
34
Minh Nghĩa
x
x
34
Ngọc Mẫn
x
x
35
Pháp Đức
x

35
Diệu Ánh
x
x
36
Nguyên Giác
x

36
Diệu Pháp
x
x
37
Quảng Hà
x

37
Thông Nghiêm
x
x
38
Tánh Minh
x

38
Huệ Huệ
x
x
39
Nguyên Minh A
x

39
Phong Mỹ
x
x
40
Chơn Quốc
x

40
Như Tịnh
x
x
41
Nhật Thịnh
x

41
Lệ Trung
x
x
42
Phước Tín
x

42
Liên Nghiêm
x
x
43
Chơn Trí
x

43
Nghiêm Phi
x
x
44
Đồng Phú(100.000)
x

44
Tĩnh Tịnh
x
x
45
Trực Liễu

x
45
Huệ Hỷ
x
x
46
Minh Hạnh

x
46
Liên Mạnh
x
x
47
Pháp Hào

x
47
Huệ Liên
x
x
48
Chúc Trí

x
48
Thông Hạnh
x
x
49
Vạn Tín

x
49
Diệu Hải
x
x
50
Quảng Thiện

x
50
Kiều Tuệ Quang
x
x
51
Tâm Thành

x
51
Liên Hiền
x
x
52
Giác Thông

x
52
Diệu Ý
x
x
53
Đức Nhân

x
53
Quảng Giác
x
x
54
Đức Nghĩa

x
54
Huệ Lạc
x
x
55
Đồng Phương

x
55
Diệu Nguyện
x
x




56
Diệu Nhã
x
x




57
Huệ Tịnh A
x
x




58
Liên Thanh
x
x




59
Chơn Phương
x
x




60
Trung Thảo
x
x




61
H. Minh Trinh
x
x




62
H. Minh Ngàn
x
x




63
Huệ Hồng
x
x




64
Huệ Quang
x
x




65
Huệ Nhân
x
x




66
Huệ Thuần
x
x




67
Huệ Đạt
x
x




68
Huệ Hưng
x
x




69
Nhuận Tâm
x
x




70
Thiên Cát
x
x




71
Phương Thành
x
x




72
Đức Trí
x
x




73
Liên Tựu
x
x




74
Nhuận Hương
x
x




75
Diệu Lạc
x





76
Huệ Trí
x





77
Hạnh Nhẫn
x





78
Quảng Thiện
x





79
Thọ Phước
x





80
Huệ Pháp B
x